Vượt qua tình trạng mất động lực làm việc

by nguyenhongthao

Mất động lực, chán nản khi làm việc là tình trạng phổ biến hiện nay. Tâm thế “phải đi làm” trở nên đại trà ở nhiều lứa tuổi. Làm sao để tránh khỏi tình trạng này? Làm sao để việc đi làm mỗi ngày không còn là áp lực, mà là trải nghiệm đem lại giá trị? Tham khảo các gợi ý dưới đây để vượt qua tình trạng chán nản, mất động lực làm việc nhé.

1.Tìm hiểu về động lực làm việc

Động lực làm việc là các yếu tố từ bản thân và mọi thứ xung quanh tác động đến hành vi, tâm lý của chúng ta. Động lực làm việc giúp ta định hướng con đường mình sẽ đi. Từ đó hình thành sức bền để kiên trì và nỗ theo đuổi mục tiêu đó. 

Động lực làm việc được hình thành từ các yếu tố cơ bản:

  • Tính cách cá nhân
  • Những trải nghiệm đã qua tác động đến tâm lý
  • Công việc đang làm
  • Cuộc sống bên ngoài công việc và các mối quan hệ
  • Các áp lực của cuộc sống cá nhân
  • Áp lực đồng trang lứa

2.Tại sao bạn chán nản và mất động lực làm việc

Tình trạng chán nản, mất động lực làm việc là vô cùng phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này là khá đa dạng. Nhưng hầu hết mọi trường hợp đều “dính” đến các nguyên nhân:

Không xác định – không làm công việc bản thân thật sự yêu thích và phù hợp.

Đây là bài toán phổ biến của người đi làm hiện nay. Không ít người, đặc biệt là giới trẻ, không xác định được công việc phù hợp với mình. Một công việc mà mình có sở trường, năng khiếu và yêu thích. Để rồi các bạn chọn làm việc những công việc có vẻ ngoài hào nhoáng. Ví dụ như lương bổng cao, công ty lớn, được mọi người ngưỡng mộ…

Không được làm công việc mình thực sự đam mê dễ khiến bạn mất động lực trong công việc (Nguồn Internet)

Để những suy nghĩ tiêu cực lấn át những tư tưởng tích cực

Không thể phủ nhận thực tế, rằng mỗi công việc ta làm đều tồn tại nhiều những áp lực, thử thách. Hối hả làm việc và quên đi giá trị, ý nghĩa của công việc đang làm. Và hậu quả là nuôi dưỡng những thất vọng, chán nản và suy nghĩ độc hại về những gì mình đang trải qua. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn chán nản, mất động lực làm việc.

Làm việc không khoa học cũng là một trong nguyên nhân gây mất động lực 

Công việc bạn thực hiện trở nên nhàm chán, do quy trình luôn là chuỗi lặp lại. Bạn hối hả làm việc, mất nhiều thời gian để hoàn thành mà quên ngừng lại và ngẫm nghĩ, mục đích cuối cùng của công việc là gì? Không việc nào không có sự lặp lại. Nhưng chúng sẽ là nền tảng để đưa ra những phương pháp đổi mới. Và sẽ càng tuyệt vời nếu bạn cải tiến quy trình, tăng hiệu suất làm việc cũng nhờ đó mà tăng hứng thú trong công việc.

3.Những người chán nản, mất động lực làm việc sẽ gặp phải những bất lợi, tác hại gì?

Đừng để mỗi ngày đi làm là một ngày mệt mỏi

Đừng để mỗi ngày đi làm là một ngày cực hình (Nguồn: Internet)

Việc mất động lực làm việc gây ra nhiều tác động tiêu cực. Bạn cảm thấy mỗi ngày đi làm đều là nghĩa vụ nặng nề. Bạn chán nản với công việc đang làm, thậm chí cảm thấy vô nghĩa. Mỗi sáng thức đậy cảm thấy thật nặng nề.

Trải qua mỗi giờ làm việc, mỗi đầu việc, tinh thần nặng nề và hiệu suất giảm sút. Thực trạng đi làm chỉ mong đến giờ về, công việc xử lý chưa đạt yêu cầu, hoặc chậm tiến độ… Cứ như thế, bạn trải qua những tháng ngày mệt mỏi, thiếu sức sống, thiếu niềm vui mà thay bằng những áp lực.

4.Làm sao để thoát khỏi tình trạng chán nản, mất động lực làm việc?

Khi bạn đọc đến đây, tôi cảm thấy thật vui cùng bạn. “Chỉ khi con sâu bướm nghĩ rằng thế giới của nó kết thúc, nó mới bắt đầu biến thành một con bướm”. Khi bạn biết mình đang gặp vấn đề và trong trường hợp này là thiếu động lực. Khi bạn đặt câu hỏi, thì bạn đã sắp bước qua một cuộc “cách mạng” về tinh thần làm việc. Lựa chọn cách sống và làm việc ý nghĩa, tích cực hơn mỗi ngày. Vậy, tham khảo các gợi ý sau để dần tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình nhé.

4.1 Dành cho bản thân một quãng thời gian suy nghĩ:

Có thể là 2 tiếng, nửa ngày, hoặc một tuần. Tùy theo bạn linh hoạt sắp xếp. Đặt cho bản thân những câu hỏi như Trước đây bạn thế nào, đã từng rơi vào tình trạng này chưa. Tình trạng này xảy ra bao lâu rồi… và Tại sao bạn lại rơi vào chán nản, mất động lực làm việc như vầy?

4.2 Xác định giá trị công việc bạn đang làm:

Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng mất động lực làm việc, là bạn không nhận thấy giá trị của công việc đang làm. Không tin tưởng những gì đang làm sẽ tạo ra ý nghĩa. Nếu vậy hãy dùng những suy nghĩ tích cực để tìm ra giá trị công việc. Không công việc thiện lương nào là không có giá trị. Chỉ là bạn có nhận ra được hay chưa mà thôi. 

Đừng làm việc chăm chỉ hãy làm việc thông minh (Nguồn Internet)

4.3 Đổi cách làm việc – Làm việc thông minh thay vì làm chăm chỉ:

Làm việc chăm chỉ luôn được khuyến khích, nhưng đừng quên, làm việc thông minh với các phương pháp cải thiện hiệu suất không ngừng cũng vô cùng quan trọng. Hãy tranh thủ học gì đó mới mẻ. Tìm ra cách làm sáng tạo và hiệu quả trong công việc. Để tránh lặp lại công việc mỗi ngày dễ dẫn đến thực trạng bị nhàm chán. Vì vậy hãy làm việc thông minh thay vì làm việc chăm chỉ bạn nhé!

4.4 Tìm niềm vui trong công việc:

Tìm ra giá trị, ý nghĩa cho công việc đang làm là chưa đủ. Hãy tạo những niềm vui, động lực đơn giản cho công việc đang làm. Như thiết kế góc làm việc theo phong cách mình thích, để tạo thêm hứng khởi. Trò chuyện và giúp đỡ đồng nghiệp với các khó khăn của họ. Như thế bạn có thể vừa giúp đỡ được người khác, bản thân cũng vui và mở mang thêm nhiều điều…

4.5 Chia sẻ vấn đề đang gặp phải:

Đừng ngần ngại chia sẻ vấn đề mà bạn đang gặp phải (Nguồn: Internet)

Đối tượng bạn chia sẻ có thể là người thân, đồng nghiệp, sếp, bạn bè… Bất cứ ai mà bạn tin tưởng, hoặc có khả năng đưa ra lời khuyên cho bạn. Lắng nghe từ nhiều góc nhìn khác nhau sẽ hữu ích cho bạn để có cái nhìn tổng quan hơn, hoặc được giải thích các vấn đề mà chính bạn chưa nhìn ra hay chưa có lời giải.

4.6 Sắp xếp lại cuộc sống:

Đôi khi, chán nản và mất động lực làm việc không đến từ chỗ làm, mà đến từ cuộc sống bên ngoài công việc của bạn. Chúng ta không bàn đến vấn đề tách riêng công việc và cuộc sống, mà những vấn đề ngoài lề liên quan đến sinh hoạt thường nhật, như nơi ở, các mối quan hệ, gia đình… Nhiều khi tạo ra cho bạn những áp lực, cần được bạn sắp xếp lại và giải quyết. 

Đừng để bản thân lũng đoạn trong tình trạng thiếu động lực làm việc. Mỗi ngày sống đều đáng được trân trọng, tại sao không chọn sắc hồng thay vì để u ám bao trùm? Nếu thấy chán nản, thiếu động lực, đừng ngại dừng chân một chút, tìm ra nguyên nhân, tiến hành khắc phục. Có động lực làm việc, mỗi trải nghiệm, việc làm đều trở nên giá trị, trong tinh thần tích cực, lạc quan, tận hưởng mỗi ngày sống – làm việc. 

 

You may also like