Trào lưu sống tối giản hiện nay đang được rất nhiều người hưởng ứng trên khắp thế thế giới. Trong đời sống lẫn các lĩnh vực về nghệ thuật, kiến trúc, thời trang,…đều có thể ứng dụng lối sống tối giản. Vậy ứng dụng như thế nào để đạt được hiệu quả như mong đợi và thấm nhuần được điều đó thì hãy cùng tham khảo bài viết này bạn nhé!
1. Chủ nghĩa tối giản là gì?
Minimalism được hiểu là chủ nghĩa sống tối giãn. Lối sống này hình thành từ những năm 1960 ở Mỹ và dần lan rộng ra trên toàn thế giới. Đây cũng là lối sống được biết đến từ thời Edo ở Nhật Bản với những luật lệ ngăn cấm khoe khoang của cải. Minimalism mang ý nghĩa là tối giản hóa các chi tiết một cách tối đa nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn bản chất sự vật.
Sasaki Fumio – tác giả của cuốn sách “Lối sống tối giản của người Nhật” – đã từng nói rằng: “Sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng… Nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta”.
2. Những lợi ích lối sống tối giản mang lại
Lối sống tối giản giúp chúng ta tập trung vào những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống. Giúp ta biết điều nào là cần thiết, điều nào không có cũng chẳng sao. Lối sống tối giản là một cách để chúng ta thanh lọc cơ thể. Sống tối giản giúp cuộc sống được đơn giản và thoải mái. Tránh xa sự xa hoa cầu kỳ không cần thiết.
Người sống tối giản là người sống theo chất lượng chứ không phải số lượng. Họ luôn cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng bởi không bị cuốn vào những bộn bề. Người sống tối giản sẽ có cảm giác tự do tự tại vì ít ràng buộc bản thân bởi bất kỳ thứ vậy chất gì. Họ cũng là người quản lý chi tiêu tốt khi biết rõ thứ mình cần chứ không phải thứ mình thích.
3. Các lĩnh vực ứng dụng lối sống tối giãn
Minimalism lúc đầu chỉ được biết đến trong lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc, sau đó còn được lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác như: Thời trang, kiến trúc, nội thất, ngoại thất, lối sống, sản xuất, thiết kế đồ họa,…
4. Cách rèn luyện lối sống tối giản
4.1 Bỏ các đồ đạc không cần thiết
Bạn từng dọn dẹp phòng và nhận ra có nhiều đồ đạc mình đã quên sự tồn tại của nó? Nếu có thì bạn thật sự không cô đơn. Chúng ta thường là những người mua hàng theo cảm hứng. Nghĩa là thay vì mua thứ mình cần ta thường lại mua thứ mình thích. Điều này dẫn đến có những món hàng ta mua rồi nhưng cứ để đó vì chẳng dùng cho mục đích nào. Những chiếc váy mặc một lần rồi lại vức vào trong xó. Khi dọn dẹp và thấy lại những vật dụng đó chúng ta thường không dám vức đi vì cảm thấy tiếc nuối. Hay an ủi mình rằng cứ để đó một ngày nào đó mình sẽ cần dùng chúng. Nhưng thực tế là điều đó chẳng bao giờ xảy ra cả.
Khi bắt đầu lối sống tối giản bạn phải học cách vứt bỏ những vật dụng không cần thiết. Bạn hãy bắt đầu quan sát các vật dụng trong nhà và lên danh sách những vật dụng cần thiết. Từ tủ quần áo, bàn học, bàn làm việc, giường ngủ, nhà khách, nhà bếp,… Hãy mạnh dạn bỏ những vật dụng 3 tháng mà bạn không sử dụng. Nếu bạn phân vân hay có sự tiết nuối, bạn có thể để chúng vào một cái thùng và để vào một nơi nào đó một thời gian xem bạn có cần đến nó không. Nếu câu trả lời vẫn vậy thì hãy vui vẻ bỏ chúng đi nhé
Bạn có thể lấy những món đồ đó, hoặc cho làm từ thiện,…Hiện nay mạng xã hội ra đời và rất có ít cho vấn đề này đó.
4.2 Sắp xếp lại đồ đạc
Một số tips giúp bạn dễ dàng sắp xếp lại đồ đạc của mình:
Bắt đầu từ cái nhỏ
Mới bắt đầu bạn không cần phải sắp xếp lại toàn bộ ngôi nhà của mình. Vì điều này sẽ gây ra cảm giác chán nản ngán ngẫm. Hãy bắt đầu với một góc bạn thích và sắp xếp chúng theo phong cách của bạn
Tạo thói quen để đồ ngăn nắp
Khi có thói quen sắp xếp đồ đạc đúng vị trí sẽ giúp chúng ta có cuộc sống nhàn hạ hơn rất nhiều. Bạn sẽ không mất thời gian để tìm kiếm lại các vật dụng cần dùng. Tận hưởng những giây phút thoải mái khi ở nhà với sự gọn gàng ngăn nắp.
Thiết kế hộp đựng đồ lặt vặt
Cách tốt nhất để bảo quản và sắp xếp những đồ lặt vặt là bạn sẽ cho chúng vào những chiếc hộp theo từng loại. Việc này giúp những vật đó không bị thất lạc và hư hại cũng như dễ dàng sắp xếp gọn gàng.
Thống nhất một tone màu chung cho các vật dụng
Việc này không những giúp định hình phong cách của bạn mà còn giúp không gian sống của bạn thêm phần sang trọng. Vfa làm cho không gian được nhẹ nhành dễ chịu hơn so với không gian có quá nhiều màu nổi bật.
4.3 Chi tiêu có kế hoạch
Hãy lên danh sách chi tiêu trong một tháng và chỉ tiêu trong hạn mức cho phép. Trước khi mua một món đồ hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Tại sao mình mua sản phẩm này?
- Sản phẩm này sẽ sử dụng trong bao lâu?
- Sản phẩm này có sở hữu nhiều công dụng khác nhau?
- Sản phẩm này có sử dụng thường xuyên không?
- Nếu không có món này cuộc sống của mình vẫn tốt chứ?
Minimalism không có nghĩa là mua những món đồ rẻ để tiết kiệm. Nhiều khi việc mua đồ rẻ nhưng nhanh hỏng sau vài lần dùng thì càng khiến bạn tốn kém. Hãy mua đồ chất lượng để kéo dài thời gian sử dụng. Những người thực sự theo chủ nghĩa tối giản thường rất quan tâm đến tuổi thọ sản phẩm và tính hữu dụng.
4.4 Xem lối sống tối giản như một thói quen
Hãy lên kế hoạch dọn dẹp nhà theo chu kỳ nhất định và duy trì lối sống này cho đến khi nó trở thành thói quen. Dần dần nó sẽ thay đổi những phương diện khác trong đời sống của bạn. Từ việc chọn lọc các mối quan hệ đến thông tin nạp vào.
Giữa những bộn bề của cuộc sống, phong cách sống tối giản không những là một phương tiện để không gian sống được thoáng đãng mà còn là tâm trí. Hãy hành động một điều gì đó ngay bây giờ để cuộc sống bạn trở nên đơn giản và ý nghĩa hơn bạn nhé!