Trầm cảm và các biểu hiện nhận biết ở giới trẻ hiện nay

by nguyenhongthao

Trầm cảm là một hiện tượng tâm lý tiêu cực. Tình trạng này đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Trầm cảm có những mức độ khác nhau. Nhưng dù năng hạy nhẹ thì nó đều có ảnh hưởng đến cuộc sống của những người đang sống chung với nó. Vậy làm sao để có những biện pháp để phòng tránh và nhận biết đâu là dấu hiệu của trầm cảm? Hãy cùng tôi theo dõi ngay nhé!

1 Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một trạng thái cảm xúc thất vọng, chán nản với cuộc sống hàng ngày. Trầm cảm còn được thể hiện qua sự giảm hứng thú, xuống niềm tin và mất tinh thần trong đời sống. Trầm cảm xuất hiện trong các hoàn cảnh như sau:

  • Gặp thất bại trong học tập, sự nghiệp
  • Tan vỡ trong các mối quan hệ
  •  Mất đi những thứ mà bản thân yêu quý
  • Từng trải qua các vấn nạn xã hội hoặc tai nạn, thiên tai,…

Trầm cảm ở những giai đoạn đầu là những trạng thái cảm xúc tiêu cực. Nhưng nếu trạng thái này kéo dài lâu ngày. Dần dà sẽ trở thành bệnh. Sau đó là gây ra nhiều tác động tiêu cực cho người đang sống cùng với nó. Trầm cảm kéo dài có thể dẫn đến rối loạn các hoạt động của cơ thể. Từ đó sinh ra các hiện tượng như: Mệt mỏi, đau đầu, sụt cân, mất ngủ. Bên  cạnh đó còn làm giảm các chức năng làm việc, sinh hoạt, mất tập trung, mất hứng thú lao động. Càng nguy hiểm hơn khi người bệnh có xu hướng làm đau đến bản thân như cắt tay, cắt chân, có ý muốn tự sát,…

Trầm cảm lâu ngày nguy hiểm hơn bạn tưởng

2 Những biểu hiện trầm cảm ở người trẻ

  • Khó tập trung
  • Thường xuyên tức giận
  • Thần sắc kém
  • Mất ngủ, mệt mỏi
  • Buồn chán, tiêu cực, mất hứng thú với mọi việc
  • Cân năng thất thường
  • Trở nên khó gần
  • Có những ý định muốn tổn hại bản thân

3 Đừng vượt qua trầm cảm hãy tránh bị trầm cảm

Trầm cảm mang đến những tác hại đáng buồn và không đáng có. Ông cha ta thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vậy nên hãy chọn cho mình một lối sống lành mạnh để có thể tránh xa bệnh trầm cảm.

3.1 Thể dục đều đặn

Siêng năng tập thể dục mỗi ngày

Siêng năng tập thể dục mỗi ngày là một biện pháp giúp bạn phòng chống bệnh trầm cảm (Nguồn: Internet)

Tập thể dục thường xuyên không những tốt cho sức khoẻ về mặt thể lý mà còn tác động tích cực đến tinh thần. Khi chúng ta tập luyện thể thao, thân nhiệt sẽ tăng lên giúp làm dịu hệ thần kinh. Tập thể thao còn giúp giải phóng endorphin, một hormon rất tốt giúp cải thiện tâm trạng. Ngoài ra thể dục thường xuyên còn làm giảm các nguy cơ gây bệnh trầm cảm.

3.2 Nạp đủ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ khiến cho cơ thể mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần. Để ngăn ngừa trầm cảm ta cần chú ý dinh dưỡng trong chế độ ăn của mình.

Ăn nhiều trái cây và đạm trắng. Cắt giảm thức ăn nhiều bột đường và chất béo. Tránh những thực phẩm chế biến sẵn, ưu tiên ăn nhiều chất béo từ cá, tránh ăn đạm đỏ quá nhiều. Song cũng đừng quên rằng hãy đảm bảo lượng calo mà bạn nạp vào mỗi ngày sẽ không khiến bạn tăng cân quá nhiều. Theo một cuộc khảo sát quốc gia cho thấy 43% người lớn bị trầm cảm bị béo phì. Vì vậy ngoài tập luyện và ăn uống dinh dưỡng ra thì duy trì cân nặng ở mức cân đối là chuyện cần thiết.

Một chế độ ăn lành mạnh giúp bạn khoẻ mạnh về thể chất lẫn tinh thần

Một chế độ ăn lành mạnh giúp bạn khoẻ mạnh về thể chất lẫn tinh thần (Nguồn: Internet)

3.3 Cắt giảm thời gian cho internet và dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè

Thời đại công nghệ càng phát triển, con người càng có thêm nhiều cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Dành thời gian cho internet quá nhiều, xem tin tức, những thước phim giải trí, liên hệ nhau thông qua giao diện ảo. Chính những điều này càng làm cho chúng ta mất kết nối với nhau. Từ đó chúng ta ít khi nào có thể chia sẻ được những tâm sự của bản thân với những người thân yêu bên cạnh.

-Dành thời gian riêng cho bản thân

Trong một ngày cho dù bận rộn thế nào cũng hãy dành một khoảng thời gian riêng tư nhất định cho bản thân. Ngắt kết nối với tất cả mọi thứ, chỉ  bên cạnh chính mình mà thôi. Thật ra bên trong mỗi chúng ta luôn có một đứa trẻ cần được thấu hiểu, vỗ về. Vì vậy đừng chỉ mải mê với những thứ bên ngoài mà quên mất rằng vẫn có một người rất cần sự quan tâm của chúng ta đó chính là đứa bé bên trong tâm hồn. Đừng để nó thấy rằng nó bị bỏ rơi, hãy quan tâm đứa con tâm hồn của chúng ta nhiều hơn. Đừng đợi đến lúc ta mất kết nối với đứa trẻ của chính mình rồi mới tìm cách chữa lành.

Quay vào bên trong với chính mình

-Dành thời gian cho gia đình, bạn bè:

Có được những sự hỗ trợ mạnh mẽ và một cuộc sống xã hội năng động là điều rất quan trọng đối với sức khoẻ tinh thần của chúng ta. Vậy nên dù đang rất bận rộn cũng hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên kết nối với gia đình và bạn bè. Nếu như có thể bạn hãy thử tham gia các hoạt động xã hội mang tính chất thiện nguyện. Việc này sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều mối quan hệ mới. Thêm vào đó các môi trường thiện nguyện là những môi trường rất tích cực. Điều này sẽ có những ảnh hưởng tốt cho năng lượng tinh thần của bạn đấy.

3.4 Nghỉ ngơi đủ

Nghỉ ngơi đủ giúp chúng ta giảm đi nhiều những căng thẳng về cả tinh thần lẫn thể chất. Hãy thử những biện pháp khiến cho giấc ngủ của bạn chất lượng hơn. Bên cạnh đó đừng quên dành cho bản thân vài phút nghỉ ngắn trong ngày. Có như vậy cơ thể mới có cơ hội được phục hồi. Đừng nhìn vào các màn hình máy tính, điện thoại quá nhiều nếu như không cần thiết. Tránh lạm dụng caffeine và các thức uống có cồn.

Nghỉ ngơi đủ giúp chúng ta loại bỏ những căng thẳng của cuộc sống

Nghỉ ngơi đủ giúp chúng ta loại bỏ những căng thẳng của cuộc sống (Nguồn: Internet)

Những cá nhân nào đang gặp phải vấn đề này có thể áp dụng những phương pháp trên. Nhưng đừng quên tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. Ngoài ra đừng quên chú ý những biểu hiện ở mục bên dưới. Nếu thấy ai có nhiều biểu hiện dưới đây thì hãy giúp họ ngay khi có thể. Bởi vì có khi họ đang phải vật lộn với chứng trầm cảm mỗi ngày đấy. Những người  bị trầm cảm thường có những biểu hiện sau.

Đây là bài viết tôi dành cho những cá nhân mong muốn có cuộc sống lành mạnh, phòng chống căn bệnh trầm cảm. Và những ai muốn giúp đỡ những người đang rơi vào trạng thái tinh thần này. Một lời khuyên mà tôi muốn dành cho các bạn là hãy chăm sóc tốt cho bản thân. Hãy cân bằng cả sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể lý. Đừng vì chăm sóc sức khoẻ mà bỏ quên tinh thần. Cũng đừng vì chăm sóc tinh thần mà quên đi sức khoẻ. Vì cả hai thứ này luôn tồn tại tỉ lệ thuận với nhau.

You may also like