Tìm thấy niềm vui trong những điều tẻ nhạt

by nguyenhongthao

Nhiều người nói với chúng ta rằng hãy cứ làm điều mà bạn thích. Nhưng thực tế có những điều chúng ta không thực sự yêu thích nhưng vẫn phải làm. Đó có thể và công việc nhà, học trên lớp, chăm con,…hay thậm chí là công việc hiện tại. Vậy làm thế nào để yêu thích những điều này? Và làm sao để tìm thấy niềm vui trong những điều tẻ nhạt như vậy? Nếu bạn đang cũng có vấn mắc này, chúc mừng! Bạn đã đến đúng chỗ rồi đấy!

1. Thế nào là tẻ nhạt?

Làm việc nhà có tẻ nhạt?

Làm việc nhà có tẻ nhạt?

Con người chúng ta thường có tâm lý như thế này, khi mới bắt đầu điều gì mọi thứ chúng ta đều cảm thấy thú vị và sao đó là chán dần theo thời gian. “Nguyên lý bất biến” này dường như đúng cho hầu hết các lĩnh vực: công việc, các mối quan hệ, phát triển bản thân,…Khi bạn đặt mục tiêu và quyết tâm học Tiếng Anh mỗi ngày, ngày đầu bạn học rất năng lượng vượt luôn mục tiêu đặt ra. Ngày 2 cũng vậy, ngày 3 thì giảm hơn một chút, ngày 4 bạn nghỉ không học luôn. Qua ngày 5 bạn cố gắng vực dậy tinh thần nhưng ngày 6, ngày 7 bạn hoàn toàn bỏ cuộc. Và rồi bạn nói với mọi người xung quanh rằng học Tiếng Anh thật tẻ nhạt. Nhưng điều kỳ lạ là những ngày đầu tiên bạn cảm thất rất tuyệt khi làm điều đó. Vậy điều gì đang xảy ra ở đây?

Câu trả lời là thật ra chẳng có điều gì gọi là tẻ nhạt cả. Vâng, chính xác là như vậy. Tẻ nhạt chỉ là cái cảm giác và ý nghĩ chúng ta gán cho những điều đó. Bởi vì nếu đó là một công việc tẻ nhạt thì lúc đầu nó chẳng có điều thú vị nào để đưa cho bạn. Công việc đó không thay đổi, cái thay đổi là cách bạn nhìn và cảm nhận về nó.

2. Không có điều tẻ nhạt, chỉ có điều cần thiết và không cần thiết

Khi bạn đã hiểu cái cảm giác “Ôi sao công việc này tẻ nhạt quá” là đến từ bản thân bạn, hãy chịu trách nhiệm 100% với nó. Đừng than trách, phàn nàn bởi như vậy chỉ làm cho bạn ngày càng cảm thấy chán ghét mà thôi. Những lúc suy nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí, hãy hỏi rằng “Điều này đến từ đâu?”, câu hỏi này sẽ đưa bạn về cách nhìn nhận đúng đắn.

Không có điều tẻ nhạt, chỉ có điều cần thiết và không cần thiết. Khi bạn chia việc phải làm ra việc thích làm và không thích làm thường bạn sẽ không thể hoàn thành cái thứ hai. Có một sự thật thú vị là những việc bạn không thích làm lại thường là những việc và bạn cần làm. Bạn không thích vận động thể dục nhưng bạn cần có sức khỏe và thân hình đẹp. Bạn không thích học tiếng Anh nhưng lại cần giỏi tiếng Anh để phục vụ công việc. Bạn không thích đi làm, nhưng bạn cần tiền để trang trải cuộc sống,… Điều cần thiết làm thường yêu cầu bạn đổi mới, ra khỏi vùng an toàn nên bạn thể hiện thái độ không thích với nó. Cho nên có những điều chúng ta biết sẽ rất tốt nếu ta hoàn thành nó, như ta sẽ có sức khỏe tốt, đẹp hơn, hiểu biết hơn, thu nhập tốt hơn,… Nhưng vẫn không làm vì bị cảm xúc và nỗi sợ chi phối.

Cần thiết hay không cần thiết

Cần thiết hay không cần thiết

3. Phương pháp EISENHOVER

Từ hôm nay hãy phân loại lại công việc của bạn theo cách sau:

  • P1: Quan trọng, khẩn cấp
  • P2: Quan trọng, không khẩn cấp
  • P3: Không quan trọng, khẩn cấp
  • P4: Không quan trọng, không khẩn cấp

(P = Priority: Sự ưu tiên)

Để phân loại chính xác, bạn cần trả lời các câu hỏi:

  1. Việc này có quan trọng không?
  2. Việc này có khẩn cấp không?

P1 – Quan trọng, khẩn cấp

Ở cấp độ này, công việc được ưu tiên số 1, phải làm ngay.

P2 – Quan trọng, không khẩn cấp

Bạn hãy dành nhiều thời gian cho những việc này. Chúng thường không khẩn cấp, nhưng sẽ tích lũy dần để giúp bạn đạt được thành tựu mong muốn. Ví dụ: Đọc sách, học ngoại ngữ, tập thể dục, thể thao,…

P3 – Không quan trọng, khẩn cấp

Những việc này chẳng có gì quan trọng, nhưng chúng lại đột ngột xuất hiện khiến bạn không thể kiểm soát được. Bạn phải tìm cách giải quyết những việc này càng nhanh càng tốt. Nếu không, hãy học cách từ chối và kết thúc chúng một cách lịch sự.

P4 – Không quan trọng, không khẩn cấp

Bạn không nên hoặc chỉ dành dưới 5% thời gian của bạn cho P4. Chúng tiêu tốn thời gian của bạn mà không đem lại lợi ích gì đáng kể. Ví dụ: Lướt Tiktok, check Facebook, xem Youtube, tán dóc,..

4. Hãy đặt Big Why cho mục tiêu

Khi bạn có bất kỳ mục tiêu nào, hãy hỏi bản thân tại sao điều này là cần thiết cho bạn. Đây được gọi là big why. Bạn cần thật rõ ràng về big why của mình. Như khi muốn cải thiện Tiếng Anh, đừng chỉ trả lời mơ hồ là nó sẽ giúp ích cho công việc. Nó giúp bạn trong khía cạnh gì? Nếu không có nó thì sẽ như thế nào? Ở lĩnh vực đó bạn cần giỏi Tiếng Anh nghe nói hay đọc viết? Các chủ đề bạn cần học để dùng là? Khi big why đến từ bên trong của bạn thì nó càng có sức mạnh và giúp bạn có thêm động lực chinh phục mục tiêu.

5. Thay đổi tư duy, lời nói, hành động

Biết ơn là chìa khóa của hạnh phúc

Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn

Nếu ví con người là một cái cây thì tư duy chính là bộ rễ của cái cây đó. Từ rễ cây mới phát triển thành thân, cành và vô số lá. Cũng như từ tư duy mới sinh ra suy nghĩ, lời nói, hành động. Cách bạn nhìn nhận vấn đề cho thấy tư duy của bạn như thế nào. Và khi bạn muốn thay đổi bất kỳ điều gì, hãy bắt đầu thay đổi tư duy. Tư duy thay đổi thì suy nghĩ, cảm xúc, lời nói, hành động sẽ thay đổi theo và làm cho kết quả thay đổi. Nếu bạn nghĩ làm việc nhà là tẻ nhạt thì khi làm bạn sẽ sinh ra cảm xúc chán nản, nói ra những lời than vãn và hành động là trì hoãn làm việc đó về sau. Nhưng nếu bây giờ bạn tin rằng làm việc nhà rất thú vị và giúp mình thoải mái, mọi thứ sẽ thay đổi. Vậy thì làm điều đó như thế nào?

Hãy ghi ra những điều bạn cảm thấy biết ơn từ công việc tẻ nhạt

Bạn có thể ghi theo công thức: Tôi cảm thấy hạnh phúc và biết ơn … bởi vì…Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn.

Tiếp tục với ví dụ trên, bạn có thể ghi như sau:

  • Tôi hạnh phúc và biết ơn việc nhà bởi vì nó giúp tôi có thể vận động suốt một thời gian dài ngồi làm việc. Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn
  • Tôi hạnh phúc và biết ơn việc nhà vì nó giúp tôi giải tỏa căng thẳng sau khi học tập. Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn
  • Tôi hạnh phúc và biết ơn việc nhà vì nó cho tôi những ý tưởng hay khi đang làm nó. Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn

Bạn hãy ghi ra tất cả những điều bạn biết ơn về việc đó, ít nhất là 10 và đọc từ nhiệm màu “cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn” sau mỗi câu. Bạn sẽ thấy tư duy của bạn trở nên tích cực hơn rất nhiều và phép màu sẽ đến.

Như vậy là chúng ta đã đi hết chặn đường này rồi. Hy vọng bạn đã biết cách làm sao để tìm thấy niềm vui trong những “điều tẻ nhạt”. Nếu bài viết này hữu ích với cách bạn hãy chia sẽ nó với những người khác nhé!

You may also like