Tại sao “học giỏi” vẫn nghèo?

by nguyenhongthao

Chúng ta thường được bố mẹ dạy rằng chúng ta phải học giỏi để sau này có việc ổn định để có thành công. Tuy nhiên nhiều người ra trường với tấm bằng loại xuất sắc vẫn thất nghiệp, vẫn lao đao với vấn đề tài chính. Vậy lý do là gì và tại sao dù “học giỏi” nhưng vẫn nghèo? Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé!

1. Lầm tưởng về học giỏi

Lầm tưởng về học giỏi

Lầm tưởng về học giỏi

Nhiều người trong chúng ta từ lâu gán mác học giỏi là qua hình thức bên ngoài có điểm cao, thành tích tốt nhưng dường như quên đi mục đích thực sự của việc học. Từ đó dẫn đến thực trạng hiện nay là nhiều người học theo điểm số, chạy theo thành tích. Học phổ thông cố gắng đứng đầu lớp còn học đại học mục tiêu là tấm bằng tốt nghiệp.

Hậu quả lầm tưởng gây ra

Chính cái lầm tưởng “học giỏi” đó đã khiến nhiều học sinh phải chạy đua hàng ngày để trở thành một con vẹt lười động não. Nhiều em bị ảnh hưởng dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc đi ngược lại với mục đích cao cả của giáo dục. Đó là gian lận trong thi cử: xem tài liệu, trao đổi, hay đút lót hối lộ giám thị,…Thậm chí mọi chuyện còn tiến xa hơn khi nhiều bạn còn dùng tiền mua điểm, mua bằng. Các nữ sinh nhẹ dạ trao tình lấy điểm,…

“Học giỏi” theo quan điểm đa số người hiện nay không những gây ảnh hướng tiêu cực đến học sinh, sinh viên mà là toàn bộ hệ thống giáo dục. Người học không biết rõ mục đích của việc học là gì, dẫn đến học để thi chứ không phải để nắm kiến thức. Một số trung tâm, giáo viên bắt đầu nắm bắt điều đó để dạy những kiến thức bài học sao cho học viên thi đạt điểm cao còn kiến thức như thế nào cũng mặc kệ. Sự vinh danh của truyền thông, mạng xã hội về những “học bá điểm số” càng làm cho tư tưởng này khắc sâu và lan rộng.

2. Vậy học giỏi thực sự là như thế nào?

Thang đo Bloom: 6 cấp độ đo sự nhận thức

Thang đo Bloom: 6 cấp độ đo sự nhận thức

Nguồn: Thinking School

Học giỏi thực sự không phải chỉ là để biết kiến thức. Và cũng không phải là chỉ dừng ở mức hiểu. Theo thang nhận thức Bloom thì việc học được chia thành các cấp độ như sau.

Thang đo Bloom: 6 cấp độ đo sự nhận thức

Cấp độ cơ bản:

  • Nhớ: Cấp độ đầu tiên cũng là thấp nhất: ghi nhớ nội dung bài học bài giảng, có thể nêu tên, nhắc lại, trình bày lại những gì đã nhớ.
  • Hiểu: Ở cấp độ này người học hiểu được kiến thức đó. Có thể giải thích, so sánh, nêu ví vụ, phân loại,…
  • Vận dụng: Nếu bạn đã biết được công thức đó, hiểu công thức đó từ đâu ra và được dùng khi nào thì giai đoạn này chính là lúc bạn có thể áp dụng nó để giải các dạng bài tập.

Cấp độ nâng cao:

  • Phân tích: Cấp độ này cho phép bạn có thể chia các phần nhỏ của bài học để phát hiện ra được những yếu tố hay những mối liên hệ cũng như những nguyên tắc trong cấu trúc của từng bài học
  • Đánh giá: Bạn có khả năng đưa ra những nhận định, phán quyết nào đó của bản thân về một vấn đề một cách có căn cứ, lý lẽ, lập luận logic.
  • Sáng tạo: Cấp độ cuối cùng cần có trong tháp tư duy Bloom đó là sự sáng tạo. Cấp bậc này cao hơn cả mọi thứ và người học sẽ phải sáng tạo ra được những điều mới mẻ, xác lập những thông tin mới dựa trên cơ sở những thông tin, sự vật đã được cho từ trước.

Như vậy nếu chỉ học để biết hay để hiểu thì người học chỉ đang dừng lại ở 2 bậc thang đầu tiên, người học thật sự có hiệu quả không sẽ không nghỉ ngơi tại đó mà tiếp tục đào sâu hơn và cuối cùng tạo ra cái của riêng mình.

3. Mối liên hệ giữa việc học giỏi và giàu

Mối quan hệ giữ học giỏi và giàu có

Mối quan hệ giữ học giỏi và giàu có

Học giỏi có chắc chắn giàu hay không?

Đáp án tất nhiên là không. Học giỏi chưa chắc sẽ giàu có và giàu cũng chưa chắc sẽ học giỏi. Trong thực tế cuộc sống đây chẳng phải điều mới lạ gì. Vậy tại sao lại như vậy? Bởi vì một trong hai không phải là yếu tố mang tính quyết định cái còn lại. Chúng ta hay lầm tưởng rằng sự giàu có đến từ người học giỏi, có bằng cấp hoành tráng, nhưng nếu như vậy thì các vị có học hàm học vị đều giàu có hết sao? Câu trả lời chắc hẳn chúng ta đều biết rõ.

Chân lý thì chỉ có một và đáp án của mọi vấn đề là: “Nếu bạn muốn đều gì, hãy trao đi điều ấy trước”. Chắc các bạn đang thấy khó hiểu và có một đống dấu chấm hỏi đúng không? Không sao mình sẽ giải thích điều này vô cùng đơn giản.

Ví dụ:

Khi còn đi học bạn có từng thuyết trình trước lớp chưa? Có phải kiến thức khi bạn thuyết trình đến giờ bạn vẫn còn có ấn tượng đặc biệt đúng không? Bản thân chúng ta thường dễ quên những bài học được học, nhưng khi ta chia sẽ cho người khác và giải thích cho họ hiểu thì bản thân ta lại nhớ bài học ấy sâu sắc. Ở đây chính là cho đi kiến thức và nhận lại kiến thức đấy.

Một ví dụ nữa, tại sao người giàu thường đi làm từ thiện giúp đỡ người khác? Vì họ giàu nên họ có tiền làm tự thiện? Không, vì họ làm từ thiện nên họ mới giàu. Khi họ làm từ thiện, họ đang cho đi tiền bạc, sự giàu có và điều đó sẽ quay lại với họ một cách còn sâu sắc hơn. Hãy suy ngầm điều này ở các khía cạnh khác của cuộc sống và bạn sẽ thấy nó vi diệu đến chừng nào.

Vậy nếu nói học giỏi không giúp chúng ta giàu có thì chúng ta học để làm gì?

Nếu nói như vậy việc học là vô ích rồi à? Ở đây mình không phủ nhận lợi ích của việc học chân chính. Một trong những ý nghĩa to lớn việc học đem lại đó là tri thức quý giá. Nếu có khả năng nắm bắt và vận dụng những tri thức này cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tri thức này rộng khắp các lĩnh vực không những là tài chính. Hãy sử dụng kiến thức quản lý tài chính để giữ gìn và phát triển sự giàu có của mình. Khi đó tri thức làm cho sự giàu có của bạn trở nên bền lâu và cững chắc.

Giàu có không phải là tất cả

Con người được sinh ra trên cuộc đời này không phải chỉ vì một mục tiêu duy nhất là giàu. Bởi vì nhiều người khi giàu rồi họ vẫn không cảm nhận được sự vui vẻ hạnh phúc. Nếu giàu không phải là tất cả, vậy cái gì là tất cả?

Câu trả lời là 5 mục tiêu cuộc đời

  • Đạt được sự tự do tài chính
  • Có sức khỏe tốt
  • Có những mối quan hệ tốt đẹp
  • Bình an trong tâm trí
  • Giúp đỡ được người khác

Điều thú vị là để đạt được 4 mục tiêu đầu tiên bạn phải làm cái thứ 5 trước. Và để giúp đỡ người khác, bạn phải trao giá trị – Thứ đến từ việc học. Học để biết mình có khả năng gì, giá trị mình nằm ở đâu và mình trao nó như thế nào. Suy cho cùng, khi thực sự học, chúng ta tạo ra giá trị. Khi hào phóng sẻ chia giá trị, sự giàu có sẽ theo đuổi ta.

Hy vọng qua bài viết các bạn đã tìm được câu trả lời và mình cần. Nếu vẫn chưa, hãy tiếp tục đi tìm kiếm bạn nhé! Hồng Thảo Succeess vinh hạnh khi được đồng hành cùng bạn trên hành trình trả lời các câu hỏi cuộc đời.

You may also like