Tại sao chúng ta cần phải nỗ lực đến thế?

by nguyenhongthao

Nỗ lực để làm gì? là một câu hỏi mà hầu như ai trong chúng ta cũng đã và đang thắc mắc. Nhưng chẳng mấy khi ta thực sự bàn sâu về nó. Nỗ lực là một động từ không thể thiếu trong từ điển của những người thành công, nó là yếu tố then chốt quyết định thành bại ở mỗi người. Có rất nhiều định nghĩa hay về nỗ lực. Nhưng theo bạn nỗ lực thực sự là như thế nào? Và bạn có đang nỗ lực một cách đúng đắn hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải thích toàn bộ những câu hỏi trên nhé!

1.Nỗ lực là gì?

Nỗ lực hiểu một cách đơn giản là sự chăm chỉ, cố gắng ở một cường độ sâu sắc hơn. Nỗ lực là thái độ vượt lên trên năng lực của bản thân, đem hết sức ra để làm một công việc.

Từ nỗ lực nghe tưởng chừng đơn giản nhưng khó có người làm được. Nỗ lực không chỉ là một định nghĩa nằm trong phạm trù công việc mà nó còn bao gồm trong cả cuộc sống. Nỗ lực là cách thức và cũng là lựa chọn.

2.Bạn đã thực sự nỗ lực hay chưa?

Bạn có đang nỗ lực không?

Thành thật với nhau đi bạn có đang thực sự nỗ lực hay không? Nỗ lực là không cần để người khác nhìn thấy và ghi nhận. Gạt người khác là rất dễ nhưng bạn không thể nào lừa gạt chính mình. 

Hãy quan sát biểu hiện này để biết bạn có thật sự nỗ lực hay không. Sau mỗi sự việc xảy ra với bản thân bạn hãy nhìn lại xem bạn có đang thấy hối tiếc vì một điều gì đó? Nếu câu trả lời là có thì bạn đã chưa thực sự nỗ lực hết sức.

Nỗ lực không chỉ đo bằng thời gian ta đã bỏ ra mà nó còn đo bằng sự toàn tâm toàn ý trong một công việc. Vậy nên trong bất cứ việc gì hãy cố gắng hoàn thành nó bằng hết tất cả sự nhiệt tình, chuyên tâm. Để khi nhìn lại ta có thể thấy tự hào với chúng dù kết quả có như thế nào.

3.Nỗ lực để làm gì?

3.1 Xã hội cần những người biết nỗ lực: 

Có bao giờ bạn tự hỏi: Bạn nỗ lực để làm gì? Nỗ lực luôn là điều quan trọng đối với mỗi người, nó đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Có thể nỗ lực chưa chắc bạn thành công ngay lập tức nhưng nếu không nỗ lực thì bạn chắc chắn sẽ thất bại. Hãy thử tưởng tượng xem nếu xã hội ai cũng chọn một cuộc sống an nhàn. Chẳng có ai muốn cố gắng để vượt ngưỡng. Vậy xã hội ấy sẽ ra sao? Một khi bạn có những nỗ lực đúng đắn bản thân bạn sẽ phát triển đi lên. Xã hội cũng vì vậy mà trở nên tốt đẹp hơn nhờ có sự phát triển của nhiều cá nhân.

3.2Thành công có công thức riêng, nỗ lực là hằng số của công thức ấy:

Thành công không thể thiếu sự nỗ lực!

Muốn đạt được thành công thì không thể nào không nếm mùi chông gai. Và tất nhiên khi một  bài toán khó đặt ra đòi hỏi bạn phải nỗ lực nhiều hơn. Nhưng trong quá trình mà bạn nỗ lực ấy: Bạn sẽ nhận ra rằng tất cả cũng chỉ là thử thách giúp cho bạn hoàn thiện mỗi ngày. Nếu khó khăn không xuất hiện bạn sẽ chẳng bao giờ biết đâu là ưu điểm hay khuyết điểm của bản thân mình. Khó khăn chỉ là phép thử để phân biệt giữa người thành công và người thất bại.

4.Làm thế nào để có những nỗ lực đúng đắn?

Nỗ lực là tốt. Nhưng nỗ lực mà đi chung với mơ hồ là thất bại. Vì vậy trước khi muốn nỗ lực cho việc gì đó hãy cho bản thân vài giây chậm lại, bước ra đằng xa để nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh.

Nhiều người hay nói: Nỗ lực là chìa khóa của thành công. Thế nhưng nỗ lực thôi chưa đủ. Trước khi bắt tay vào một cách miệt mài hãy vạch ra cách làm và hướng đi đúng đắn. Có như vậy công sức bạn bỏ ra mới không uổng phí. Cuộc đời không quá ngắn cũng không quá dài, tiết kiệm được phút nào hay phút đó.

Vậy thì làm thế nào để nỗ lực được đặt đúng chỗ? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung sau.

4.1 Hiểu rõ bản thân:

Thấu hiểu bản thân để những nỗ lực có chỗ đặt đúng đắn!

Chỉ có bạn mới hiểu rõ con người bạn nhất. Bạn thích gì, ước mơ những gì?  Mục tiêu phấn đấu của bạn là gì?

Nếu bạn chưa thấu hiểu được những khát khao bên trong của mình. Bạn giỏi ở khoản nào thì ta khoan bàn sâu đến nỗ lực cho bất kỳ việc gì. Vì cũng chỉ phí thời gian một cách vô ích. Việc này ví như khi bạn vươn cung ra bắn, bắn một cách hăng say nhưng chẳng có bia để ngắm bắn.

Hãy bình tĩnh thiết lập ra những mục tiêu cụ thể và hãy nhớ rằng mỗi năm có thể ước mơ, chí hướng của bạn sẽ có nhiều điểm khác đi. Đừng ngần ngại tái thiết lập mục tiêu sau một khoản thời gian nhất định. 

4.2 Nỗ lực phải đi cùng sự kiên định:

-Thành công không chỉ là kết quả sau cùng mà nó còn là cả quá trình đúc kết:

Muốn thành công sau một đêm là chuyện không thể có. Thành công một cách chóng vánh là thành công dễ dàng vụt mất: Vì nó thiếu quá trình trui rèn và trưởng thành.

-Thành bại ví như chuyện đun nước: 

Nếu bạn chỉ cố gắng đun nước trong khoản thời gian đầu nước khó có thể sôi. Bạn nghĩ thế nào nếu như ta đun nước đến 90 độ rồi tắt lửa?

Còn 10 độ nữa nước bạn đun sẽ trở thành nước sôi. Nhưng nếu bạn chọn từ bỏ thì dù chỉ thiếu 10 độ ta cũng không thể nào công nhận đó là nước sôi. Công sức mà bạn bỏ ra dù chỉ còn một ít nữa thôi nhưng nếu không đạt đến ngưỡng thì cũng không được công nhận. 

4.3 Nhìn nhận sự thành công của bản thân:

-Mục đích cuối cùng của thành công đó là cảm giác được sự công nhận của chính mình và mọi người:

Cảm giác ở trên đỉnh thành tựu ngắm nhìn lại những khó khăn mà mình đã vượt qua một cách đầy tự hào. Nhưng thay vì đợi cho đến khi mục tiêu lớn hoàn thành thì mới ăn mừng và tưởng thưởng bản thân thì có đôi chút quá khắt khe với chính mình.

-Bạn vẫn có thể tự trao thưởng chính mình bằng cách chia nhỏ mục tiêu ra ăn mừng:

Tìm hiểu thêm tự trao thưởng chính mình tại đây: Tự trao thưởng chính mình

Ăn mừng những thành tựu nhỏ, giúp bạn nỗ lực bền bỉ hơn!

Dù là thành tựu lớn hay nhỏ hãy luôn tưởng thưởng cho bản thân một cách tương xứng. Điều này giúp tiếp thêm động lực để bạn có thể nỗ lực cả một đoạn đường dài.

Bạn có bất ngờ không khi xác suất để chúng ta được sinh ra là 1/400 triệu tỷ. Đây là một câu trả lời lớn cho câu hỏi: Chúng ta nỗ lực để làm gì? Vì vậy hãy để cho bản thân được sống một cuộc đời nỗ lực. Vì chúng ta sinh ra là những phiên bản giới hạn. Cuộc đời ta đang sống là một cuộc đời hữu hạn. Chúng ta đến đây là để ghi lại những dấu ấn riêng: Lớn lao cũng được, nhỏ bé cũng được, nhưng đừng vô danh.

You may also like