Sự trưởng thành là lớn lên trong cả suy nghĩ và hành động. Đây là một cột mốc mà chúng ta sẽ đạt được trong quá trình phát triển. Dẫu vậy ngoài kia vẫn có rất nhiều người đã ngoài tuổi trưởng thành. Nhưng trong suy nghĩ và hành động vẫn chưa thể hiện được sự tương xứng với số tuổi. Trưởng thành không phải cứ việc lớn lên là sẽ có được. Có nhiều người lớn không đợi tuổi, song vẫn có nhiều người tuổi cao nhưng không chịu lớn. Vậy làm sao để biết đâu là người thật sự trưởng thành. Mời bạn tìm hiểu ngay nhé!
1 Các cấp độ của sự trưởng thành
Sự trưởng thành không thể nào đo được bằng tuổi tác hay ngoại hình. Khái niệm lớn không đồng nghĩa với trưởng thành. Trưởng thành thật sự là trong suy nghĩ, hành động và trong cách cư xử phải có độ đứng đắn, chững chạc nhất định. Định nghĩa trưởng thành là như vậy, thật chất trưởng thành cũng có những mức độ khác nhau. Những mức độ trưởng thành dưới đây chúng ta phải từng bước để có thể đạt được. Mỗi khi đạt được nó là con người chúng ta lại có thêm một tầm cao mới.
1.1 Độc lập là một cấp độ của sự trưởng thành
Ở mức độ trưởng thành này: Đây là một người có khả năng tự túc, không dựa dẫm vào ai, có mục tiêu, có định hướng, ý chí mạnh mẽ và dám phấn đấu cho những mục tiêu của mình. Họ có đầy đủ nội lực để vượt qua những khó khăn, cám dỗ trong cuộc sống. Bên cạnh đó những người này còn có khả năng bảo vệ tốt bản thân mình. Tuy đạt được mức độ này là rất tốt nhưng ta không thể chỉ dừng tại đây. Chúng ta phải phấn đấu để có thể phát triển bản lĩnh của mình nhiều hơn nữa để có thể nâng mức độ trưởng thành của bản thân lên, trở thành một người có khả năng tương trợ.
1.2 Người có khả năng tương trợ
Một người trưởng thành và mạnh mẽ thật sự là người không chỉ có khả năng giúp đỡ chính mình. Bên cạnh đó người này còn có khả năng hỗ trợ, nâng đỡ cho người khác. Một kẻ mạnh thật thụ có khả năng lắng nghe, thấu cảm và tương trợ cho những người xung quanh. Đây chính là trưởng thành ở một tầm vóc cao hơn.
2. Những biểu hiện của một người trưởng thành thật sự
2.1 Hiểu bản thân
Bạn thật sự là một người trưởng thành khi hiểu rõ bản thân mình có những gì và đang khao khát thứ gì. Trưởng thành về tâm lý là hiểu rõ những thứ mà bản thân mình muốn và có thể tự mình thực hiện được chúng. Điều này giúp cho ta dễ dàng phân biệt được đâu là một người lớn về tâm lý, đâu là một người chỉ lớn về mặt sinh lý. Những người lớn về mặt sinh lý thường dễ bị chi phối bởi những điều kiện ngoại cảnh và khá mơ hồ về bản thân.
2.2 Không bao giờ đỗ lỗi là một biểu hiện tiêu biểu nhất của sự trưởng thành
Sự khác nhau giữa một người trưởng thành và một đứa trẻ là tính trách nhiệm. Những người thật sự lớn có thể tự giải quyết mọi vấn đề của bản thân. Luôn chịu trách nhiệm hoàn toàn với cuộc sống của mình. Chính vì vậy mà họ luôn có đầy đủ khả năng để thay đổi cuộc sống theo cách mà họ muốn.
Những người khi gặp khó khăn, biến cố mà đem đỗ lỗi ra bên ngoài thì khó có thể thành công, và những người này phải rất lâu hơn nữa mới có thể lớn được. Người trưởng thành thật sự không bao giờ đỗ lỗi, bao biện. Khi gặp biến cố bản thân họ tự biết mình sai và im lặng tìm cách sửa chửa. chỉ khi thực sự nhận trách niệm về bản thân, con người ta mới biết cách để khắc phục những biến cố.
2.3 Biết lắng lòng xuống để nghe
Bạn không còn là một đứa trẻ nữa khi bạn biết để tâm đến cảm nhận của người khác. Một người trưởng thành thật sự là người biết tôn trọng thế giới quan của mọi người. Biết cách lắng nghe, để có thể thấu hiểu cho người khác. Học hỏi từ người khác nhưng vẫn có chính kiến riêng của bản thân.
2.4 Trọng chữ tín
Chữ tín ví như sứ mệnh thứ hai của con người. Uy tín thường đi chung với danh dự. Đây là một điểm dễ nhìn thấy giúp ta có thể nhận biết đâu là một người thật sự có chiều sâu tâm hồn, đâu là người nông cạn, hời hợt. Người trưởng thành luôn rất trách nhiệm với lời mình nói ra. Họ trọng uy tín với người khác và luôn giữ cam kết với chính mình. Người không giữ được chữ tín với người khác khó có mối quan hệ chân thành. Người thất tín với bản thân không bao giờ có được nghiệp lớn. Vì vậy người càng trưởng thành càng ý thức được tầm quan trọng của chữ tín và luôn cố gắng để làm tốt nó.
2.5 Khiêm cung mà sống
Ông bà ta có câu ” sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu” người càng khiêm nhường, tỉnh tại, trí huệ càng sáng suốt. Một người sâu sắc sẽ chọn lối sống khiêm cung. Bởi họ quan niệm rằng trưởng thành thật sự là khi biết ngẩng đầu để làm việc và cúi đầu để làm người. Càng khiêm tốn họ học được càng nhiều. Vì thế mà những người sắc sảo, tài giỏi thường ít thể hiện và rất từ tốn.
2.6 Biết cho đi trước
Một tâm hồn trưởng thành biết cách hoà hợp và có thể cảm nhận được nỗi đau của người khác. Điều này thôi thúc họ luôn tìm cách lan toả tình yêu thương đến với mọi người. Họ hiểu rõ ý nghĩa của việc cho đi và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.
2.7 Biết chiêm nghiệm qua những trải nghiệm
Kinh nghiệm là một sợi dây, ai rút được sợi dây này càng nhiều, càng khôn khéo và càng thành công. Để có thể có nhiều kinh nghiệm, khả năng chiêm nghiệm là không thể thiếu. Đây cũng là một kỹ năng mà ở những đứa trẻ thường khó có thể bắt gặp. Càng chiêm nghiệm thì túi khôn của bạn sẽ càng nặng. Người có khả năng chiêm nghiệm nhiều tư duy sẽ càng mở mang. Trong suy nghĩ và hành động dần dà sẽ rất có chiều sâu.
Trên đây là những yếu tố quan trọng giúp cho một người được đánh giá là đã trưởng thành. Thật ra trưởng thành là cả một quá trình. Nhưng nếu như có thể hãy rút ngắn nó lại. Nếu bạn muốn lớn nhanh như cách mà cơ thể lớn, lớn thật nhanh để kịp cuộc đời thì hãy rèn dần những yếu tố trên. Đừng để đến lúc trưởng thành rồi mới chợt nhận ra ta đã đi qua gần hết đời con người. Hãy cho bản thân mình cơ hội để có thể trưởng thành thật nhanh vì ta đâu biết được cuộc đời ta kéo dài bao lâu.