Có giai đoạn nào bạn cảm thấy mông lung với cuộc đời của mình không? Bạn cảm thấy mơ hồ về bản thân và không thể đưa ra sự lựa chọn. Bạn cảm giác như rơi vào cuộc khủng hoảng đầu tiên của đời người. Vậy hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về khủng hoảng tuổi 18 cũng như có cho mình một giải pháp để vượt qua, bạn nhé!
1. Khủng hoảng tuổi 18 là gì?
Khủng hoảng tuổi 18 chắc hẳn không còn quá xa lạ với các bạn trẻ. Đây là tình trạng thường xuất hiện trong độ tuổi 18-20 khi các bạn phải đưa ra những quyết định quan trọng của cuộc đời. Những quyết định về ngành nghề bạn sẽ tiếp tục theo học, hay rộng hơn là về đam mê sứ mệnh và con đường tương tai. Đây cũng là giai đoạn khiến ta dễ hoang mang, lo lắng vì không biết bản thân mình thật sự muốn gì. Việc mất định hướng, rồi chọn đại một lĩnh vực nào đó rất dễ đưa các bạn trẻ đến lựa chọn sai lầm.
Ở trong thời kỳ này, bạn rất dễ bị dao động bởi những nhân tố bên ngoài, đặc biệt là ý kiến gia đình, trào lưu xã hội, hay lựa chọn của những người cùng trang lứa. Dần dần, tiếng nói bên trong bạn bị lãng quên và đánh mất hành trình của bản thân.
2. Xu hướng khủng hoảng tuổi 18 hiện nay
Xu hướng khủng hoảng tuổi 18 hiện nay
Tình trạng khủng hoảng tuổi 18 ngày càng được các tổ chức giáo dục và xã hội quan tâm. Có thể kể đến là những buổi hướng nghiệp, talk show chia sẻ của những người nổi tiếng, các bài test tính cách,…
Tuy nhiên điều đó vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời thích đáng cho các bạn trẻ. Thậm chí một số bạn khi tham gia những buổi chia sẻ xong, lại cảm thấy càng hoang mang hơn. Bởi lẽ mỗi người lại có một trải nghiệm riêng, từ đó có những bài học và những chia sẻ mang tính cá nhân. Hay những định hướng chung chung làm cho bạn cảm thấy thêm mờ mịt. Các bài test tính cách cho bạn những câu hỏi mà bạn lại không biết trả lời như thế nào, khi mà bạn cũng mơ hồ về bản thân.
3. Nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng này là do đâu?
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng (Nguồn: clipart-library)
Bạn đã bao giờ tự vấn rằng tại sao mình lại đối mặt với “cuộc khủng hoảng” này chưa? Nếu chưa, hãy xem xét các nguyên nhân sao đây nhé!
-
Thiếu trải nghiệm trong cuộc sống:
Đây là một điều hay gặp ở các bạn trẻ, khi mà cuộc sống của bạn dường như chỉ gắn với gia đình và trường học thì trải nghiệm cuộc sống bên ngoài rất nhiều điều vẫn còn mới mẻ với các bạn. Khi các bạn thiếu trải nghiệm, tư duy và cách nhìn cuộc sống của bạn chưa được đa chiều, sâu sắc. Bạn cũng không biết được là bạn thích gì, không thích gì.
-
Không lắng nghe bản thân:
Khi còn trẻ các bạn rất thích hòa mình vào các hoạt động vui chơi, học tập, tình cảm,.. Mối bận tâm ở bên ngoài mà quên mất đi rằng mình còn có phần bên trong cần được quan tâm và chăm sóc. Phần bên trong, nội tại của bạn là nơi cho bạn biết bạn là ai và mong muốn thực sự của bạn là gì. Bạn không thể tìm câu trả lời từ một người nào khác ngoài chính bạn. Nếu bạn né tránh hay không lắng nghe những mong muốn bên trong mình, bạn sẽ khó tìm ra con đường cho bản thân
-
Thiếu kiên định với lựa chọn bản thân:
Thật ra nhiều bạn bên trong đã có cho mình lựa chọn phù hợp. Nhưng các bạn không đặt niềm tin vào mình. Các bạn muốn ra ngoài tìm một người nào đó công nhận cho sự lựa chọn của bạn để bạn yên tâm hơn. Nhưng đôi lúc bạn nhận lại là một thứ khác. Rồi bạn từ bỏ các thuộc về bạn để chạy theo cái của người khác.
4. Khủng hoảng tuổi 18 có hậu quả như thế nào?
Hậu quả khủng hoảng tuổi 18
Chắc hẳn trong chúng ta cũng phần nào tưởng tượng được sẽ như thế nào nếu ta chọn cho mình một con đường không phù hợp. Vậy hãy xem nó có như bạn nghĩ không nhé!
-
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý:
Nếu bạn đang trong những nỗi lo về học tập, thi cử, tài chính, áp lực cuộc sống,… thì khi bước vào giai đoạn này sẽ khiến cho bạn càng bế tắc hơn. Lâu ngày chưa giải quyết có thể dẫn đến stress, hay suy giảm sức khỏe thể chất.
-
Mất động lực học tập và làm việc:
Các bạn không tìm được lý do phải cố gắng, hay là phải cố gắng về cái gì. Bạn sẽ sống không có mục tiêu, lý tưởng, khó tìm được niềm vui trong việc mình làm.
-
Mất thời gian quý giá:
Các bạn dành quá nhiều thời gian và tâm trí cho nỗi lo lắng, chênh vênh. Đánh mất đi thời gian quý giá phát triển bản thân và tận hưởng cuộc sống.
-
Dễ bị các đối tượng tổ chức xấu lợi dụng:
Khi các bạn đang lạc lối, chưa có định hướng rõ ràng thì rất dễ trở thành nạn nhân của các công ty Đa cấp, tổ chức tà giáo lợi dụng lòng tin, trục lợi.
5. Cách vượt qua khủng hoảng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân
Vượt qua khủng hoảng (Nguồn: depositphotos)
Vậy khi đã nắm rõ nguyên nhân vấn đề cũng như các hậu quả có thể gặp phải. Chúng ta hãy cùng nhau tìm ra giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này bạn nhé!
-
-
Chấp nhận:
-
Hãy có cho mình tâm lý chấp nhận rằng bạn đang đối mặt với vấn đề đó. Bước đầu tiên khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì, bạn hãy thẳng thắn chấp nhận, đừng lãnh tráng nó. Xem khủng hoảng là một sự việc diễn ra để khiến ta học được một bài học quý giá nào đó.
-
Hướng về bên trong:
Hãy hướng về bên trong nhiều hơn để lắng nghe và thấu hiểu bản thân bạn. Khi bạn hiểu bản thân mình, mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Bạn sẽ biết thế mạnh của bạn là gì để phát triển hay điều mà bản thân bạn mong muốn đạt được. Câu trả lời đến từ bên trong bạn.
-
Làm điều khiến bạn vui:
Trồng cây, chăm sóc khu vườn nhỏ đáng yêu, chơi đùa cùng thú cưng, nghe một bản nhạc, đi du lịch hay chơi một môn thể thao. Nếu điều đó khiến bạn vui hãy làm nó. Như vậy tâm trạng của bạn sẽ tốt hơn và có cho mình nhiều trải nghiệm hơn.
-
Mở rộng trái tim:
Nếu bạn cần một người để chia sẻ, hãy mở rộng lòng mình nói ra những điều bạn muốn. Hãy nói với những người bạn cảm thấy thoải mái và người đó sẵn sàng lắng nghe bạn. Bạn biết không, viết nhật ký nói với bản thân mình cũng là một điều tuyệt vời đó.
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu về tình trạng khủng hoảng tuổi 18 cũng như các giải pháp được Hồng Thảo Success Team đề xuất. Hy vọng rằng điều này mang đến một giá trị gì đó với các bạn. Nếu các bạn muốn biết thêm về định hướng cuộc đời, rằng bạn là ai và sứ mệnh bạn là gì. Thì Map For Success là cuốn sách mà chúng tôi dành cho bạn. Liên hệ với Hồng Thảo Success Team để được tư vấn chi tiết bạn nhé.