Nỗi sợ là điều bình thường với bất kỳ ai, ngay cả người thành công cũng có nỗi sợ của riêng họ. Theo Norwest Venture 2018 có đến 90% CEO thừa nhận họ có nỗi sợ trong lòng. Vậy nên đừng nghĩ rằng bản thân bạn là người thất bại khi bạn sợ hãi. Nhưng nếu những nỗi sợ của bạn đang ngăn bước bạn tiến đến những mục tiêu cuộc đời. Hay làm bạn bị căng thẳng quá mức thì đây là lúc bạn cần khắc phục ngay. Để có thể vượt qua được nỗi sợ. Ta hãy cùng tìm hiều xem đâu là nguyên nhân cảm xúc này xuất hiện.
1.Tại sao chúng ta lại có nỗi sợ?
Nỗi sợ là một cảm xúc tiêu cực, hoang mang khi chúng ta gặp phải những mối đe doạ. Nỗi sợ trước những mối đe doạ hữu hình lẫn vô hình. Sợ hãi có hai loại, loại thứ nhất là do cơ chế tự nhiên của con người. Cơ chế này giúp con người có thể phân biệt được những mối nguy hiểm. Loại thứ hai là sợ hãi do tâm lý. Ví dụ sợ tiếp xúc với người lạ, sợ giao tiếp, sợ thất bại, sợ ma… đây là những nỗi sợ phát sinh từ những chuyện không hay mà bạn đã từng trải qua trước đó. Hoặc do tâm lý bạn đã cài sẵn những nỗi sợ từ rất lâu ngay cả khi bạn chưa gặp chúng bao giờ.
2.Nỗi sợ mang lại nhiều bất lợi cho chúng ta
Một số hậu quả tiêu cực mà nỗi sợ mang lại mà chúng ta có thể kể đến như
2.1 Sợ hãi sẽ khiến bạn mất đi nhiều cơ hội giá trị
Khi sợ hãi quá lâu bạn sẽ dần mất đi sự nhạy bén với những cơ hội. Mô thức tư duy của bạn đã quen dần với nỗi sợ. Vậy nên khi có những điều mới lạ xảy đến, ngay cả khi cơ hội ở ngay trước mắt. Bạn cũng vì nỗi sợ hãi luôn thường trực bên trong mà cho phép bản thân bỏ lỡ nó. Đôi khi cái bạn bỏ lỡ có thể là những cơ hội không bao giờ đến lần thứ hai. Hoặc có những cơ hội đợi đến khi bạn nắm bắt thì đã quá muộn rồi.
2.2 Nỗi sợ ăn mòn tính sáng tạo của bạn
Không dám làm cái này, không dám nghĩ cái kia khiến cho sự sáng tạo của bạn bị giết chết từng ngày. Sáng tạo của con người là vô hạn. Nhưng không phải ai cũng dám sáng tạo, đổi mới và áp dụng những sáng tạo của mình vào thực tế. Chính những nỗi sợ thất bại đã cản trở tư duy sáng tạo bên trong con người bạn. Nếu như bạn từ chối làm việc gì đó chỉ vì sợ thất bại hoặc bạn đã từng thất bại trong chính vấn đề đó thì hãy thay đổi ngay tư tưởng này. Thay vì nghĩ rằng bạn sẽ thất bại lần nữa thì hãy đặt ra những câu hỏi cho vấn đề và tìm cách thức giải quyết mới.
3. Làm cách nào để chiến thắng những nỗi sợ?
3.1 Thấu hiểu
Mỗi khi cảm thấy sợ hãi bất cứ việc gì. Hãy cho bản thân cơ hội để có thể nhìn nhận rằng ” mình đang sợ điều gì?”. Điều mình đang sợ là thực tế hoàn toàn hay chỉ do mình tưởng tượng ra. Việc dành thời gian để suy nghĩ kỹ về lý do khiến bạn xuất hiện trạng thái cảm xúc đó. Có khi sẽ giúp bạn nhận thấy điều bạn đang lo lắng không hề đáng sợ như tưởng tượng.’
Nếu bạn thấy sợ hãi với một số việc mà bản thân đang hoặc sắp phải đối diện. Thì hãy nhớ giúp tôi lời khuyên này. Nó có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mọi chuyện nhẹ nhõm và ít phức tạp hơn rất nhiều: “Chuyện xảy ra hôm nay dẫu có lớn thế nào thì sau này cũng chỉ là chuyện để kể lại mà thôi”. Vì vậy hãy nhìn mọi việc mốt cách nhẹ nhàng hơn. Điều này sẽ giúp giảm đi đáng kể những nỗi lo lắng bên trong bạn đấy.
3.2 Bình tĩnh để đối diện
Khi gặp phải vấn đề thì bình tĩnh là cách đối diện tốt nhất. Nhưng không phải ai sinh ra cũng có khả năng tỉnh tại được trước những biến cố xảy đến với mình. Để có thể bình tĩnh được, ta cần một quá trình rèn luyện. Bên cạnh đó còn có những cách thức giúp ta làm quen với việc làm thế nào để giải quyết nỗi sợ hãi.
-Tập hít thở sâu
Khi cảm thấy căng thẳng hãy tập hít thở sâu: Hít vào và thở ra và chú ý phần bụng. Khi hít vào bụng phình lên, khi thở ra bụng xẹp xuống. Mỗi hơi ra vào giữ lại khoảng 10 giây. Khi thở ra ý thức được mình đang thở ra, khi hít vào biết mình đang hít vào. Hãy chú ý điểm tiếp xúc giữa mũi của bạn và hơi thở. Thực hành điều này thường xuyên sẽ khiến bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều.
-Viết ra giấy
Bên cạnh việc hít thở sâu : Viết những nỗi sợ của bạn ra giấy cũng sẽ khiến cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn đấy. Hãy viết hết những lo lắng của bạn ra giấy, sau đó bình tĩnh đọc lại và đốt chúng đi. Việc ghi chép sẽ giúp bạn có thể theo dõi được mức độ và nguyên nhân gây ra căng thẳng. Từ đó bạn có thể tìm ra phương pháp giải quyết sáng suốt hơn.
-Nghĩ tích cực hơn
Suy nghĩ tích cực, nghe thì dễ nhưng thực hiện lại là một điều khá khó nhằn. Nhưng nếu có thể bạn hãy cố gắng biến nỗi sợ thành lòng biết ơn. Ví dụ như: Bạn sợ phải thuyết trình, thay vì nghĩ về những viễn cảnh không hay trong buổi thuyết trình. Bạn hãy nghĩ rằng: Bạn may mắn biết chừng nào vì có cơ hội được phát huy khả năng chia sẻ của bản thân. Mỗi một lần thuyết trình là bạn lại có thêm cơ hội để rèn luyện khả năng ăn nói. Lòng biết ơn có thể giúp bạn khống chế cảm giác lo lắng, sợ hãi.
Chung quy lại trong chúng ta cũng có nỗi sợ. Nhưng điều quan trọng là khi sợ hãi thì ai là người tìm cách để vượt qua, ai để nỗi sợ cản bước mình. Hãy nhớ giúp tôi điều này vì chính nó sẽ giúp cho nỗi sợ của bạn bé lại: Chúng ta sinh ra là để thất bại rồi sửa mình. Hãy dũng cảm hơn để bước qua nỗi sợ, bạn sẽ thấy rằng sự dũng cảm ấy sẽ có một phần thưởng đích đáng. Ở bên này của nỗi sợ là con người mà bạn chán ghét. Nhưng bạn biết không ở phía bên kia của nỗi sợ là phiên bản mà bạn muốn trở thành đấy.