Các cách đơn giản làm tăng hiệu quả công việc

by nguyenhongthao

Bạn đã bao giờ tìm kiếm các phương pháp nâng cao hiệu quả làm việc hay chưa? Nhiều người từng nói rằng đã thử rất nhiều cách như: Ghi to do list vào tối hôm trước, phương pháp tập trung ngắt quảng (quả cà chua), lập ma trận Eisenhower,… nhưng kết quả lại không như họ mong đợi. Nếu bạn vẫn đang loay hoay với điều đó sao không thử cách mới để đạt được kết quả mới. Hãy cũng chúng tôi khám phá cách làm việc hiệu quả vô cùng mới lạ này ngay nhé !!!

1. Nhận biết chu kỳ năng lượng trong một ngày

Chu kỳ năng lượng

Chu kỳ năng lượng theo ngày

Mức năng lượng trong chúng ta luôn vận động và thay đổi. Đó là lý do vì sao trong một ngày, có thời điểm ta cảm thấy rất năng lượng nhưng có lúc thì cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Đó được gọi là chu kỳ năng lượng trong ngày. Và chu kỳ này không giống nhau ở tất cả mọi người. Nó phụ thuộc vào thời gian sinh hoạt và ngủ nghỉ của người đó như cách chúng ta thường nói là Night Owls và Early Birds. Night owls (cú đêm) thường có mức năng lượng cao vào ban đêm trong khi Early Birds (chiền chiện sáng) thì ngược lại.

Chúng ta có thể tính chu kỳ năng lượng của một người tương đối như sau:

  • Giờ thức dậy + 6h: Đây là khoảng thời gian năng lượng ở mức cao nhất
  • 6h tiếp theo: Năng lượng xuống thấp
  • 6h tiếp theo nữa: Năng lượng lên cao hơn nhưng không bằng khoảng thời gian đầu
  • 6h cuối: Năng lượng ở mức thấp nhất và ta cần nạp lại bằng cách ngủ

2. Phân chia công việc theo mức năng lượng

Phân chia theo mức năng lượng

Phân chia theo mức năng lượng

Bạn biết không? Các công việc bạn làm hàng ngày đều có thể chia ra làm 3 loại in, out và repeat.

  • Out: Đây là công việc đòi hỏi năng lượng cao vì bạn cần phải vận động đầu óc rất nhiều để đẩy những kiến thức ra ngoài. Ví dụ: Viết lách, Viết báo cáo, viết luận, dạy học, thuyết trình,…
  • In: Đây là công việc có thể hoàn thành mất ít sức hơn khi mình tiếp thu kiến thức vào bên trong. Ví dụ: Đọc sách, nghe giảng, tham gia khóa học,…
  • Repeat: Đây là công việc ít mất sức nhất vì dường như chúng ta không cần suy nghĩ quá nhiều. Đó là những công việc bạn làm thuần thục, thao tác đơn giản chỉ mất thời gian. Ví dụ chỉnh sửa bài viết, chỉnh sửa ảnh, video, những bài tập không quá phức tạp,…

Khi nắm được bí mật này, bạn có thể sắp xếp từng loại công việc với từng khoảng thời gian phù hợp theo mức năng lượng. Ví dụ như công việc out thì nên làm vào khoảng năng lượng cao nhất là 6 giờ sau lúc thức dậy. Công việc repeat thì làm 6 giờ kế tiếp. Và công việc in thì làm 6 giờ tiếp nữa. Và 6 giờ cuối nên là lúc bạn ngủ.

3. Sự thay đổi năng lượng theo không gian

Bạn có từng trải nghiệm trường hợp khi bạn đang làm việc ở nhà rất mệt thì đi ra quán cafe khả năng làm việc của bạn lại tăng lên không? Đây không phải sự ngẫu nhiên mà là một quy luật năng lượng. Khi ta làm việc trong một môi trường quá lâu, năng lương sẽ bị giảm dần. Vì thế để có thể xử lý công việc tiếp tục trong trạng thái năng lượng cao, hãy thay đổi nơi bạn làm việc.

Khi bạn làm việc một thời gian và cảm thấy đuối sức, di chuyển đến một địa điểm khác và bạn sẽ thấy điều bất ngờ. Nếu bạn thường xuyên làm việc tại nhà không tiện ra ngoài, hãy thử chia không gian trong nhà bạn. Sáng làm việc trong nhà bếp, chiều ở phòng khách và tối trong phòng làm việc chẳng hạn. Bạn sẽ nhận thấy điều tuyệt vời này đấy.

Trong trường hợp các bạn làm toàn thời gian ở văn phòng, hãy linh hoạt và tìm cách ứng dụng thích hợp bạn nhé! Mình tin khi các bạn muốn, các bạn sẽ có cách.

4. Trạng thái dòng chảy

Trong các tiết học viết văn thời cấp ba, có rất nhiều bạn gặp khó khăn khi viết phần mở bài. Chúng ta thường mất rất lâu để viết ra được một mở bài như ý. Và dường như vào lúc ấy chúng ta cảm thấy não mình không nghĩ ra được chữ nào cả. Nhưng khi đi vào thân bài và phần kết thì ý tưởng lại không ngừng xuất hiện khiến ta có thể viết không ngừng. Tại sao lại có điều kìa lạ như vậy?

Trạng thái dòng chảy

Trạng thái dòng chảy

Giới khoa học gọi nó là trạng thái dòng chảy. Có nghĩa là khi làm bắt kì điều gì, bạn cần phải làm liên tục khoảng 15-25 phút đầu tiên thì bạn mới đi vào dòng chảy của việc đó và làm việc hiệu quả. Khi bạn đang viết mở bài, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn vì chưa vào dòng chảy. Nhưng sau khoảng 15-25 phút cố gắng tập trung viết, bạn đi vào dòng chảy và viết rất nhanh. Cho nên bí quyết ở đây đó là: Khi bạn ngồi vào bàn bắt đầu bất cứ thứ gì, hãy tập trung làm liên tục trong khoảng thời gian đầu rồi bạn sẽ thấy mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều về sau.

Tránh trường hợp vừa mới bắt tay vào làm 5-10 phút đã quay sang lướt mạng xã hội hay làm chuyện khác. Vì sau đó bạn lại phải bắt đầu lại, cố gắng lại để đi vào dòng chảy lần nữa!

5. Tạo cho mình một thói quen để làm việc hiệu quả

Thói quen hay nói cách khác là phản xạ có điều kiện. Bạn hãy tạo ra những dấu hiệu gắn với các công việc bạn thường làm để giúp đưa bạn vào dòng chảy nhanh hơn. Ví dụ như ngày mai bạn cần đọc xong 30 trang sách. Hãy đưa ra các dấu hiệu về thời gian (khi nào bạn làm nó), không gian (bạn làm nó ở đâu). Và ghi nó ra thật rõ ràng:

Ngày mai vào lúc 7h sáng, tại thư viện trường tôi sẽ đọc 30 trang tiếp theo quyển sách A

Khi việc này lặp đi lặp lại, như ví dụ trên là cứ vào 7h  tại thư viện bạn đọc sách thì nó sẽ tạo nên một thói quen. Và điều này sẽ rút ngắn thời gian để bạn vào trạng thái dòng chảy.

6. Tự đặt deadline cho bản thân

Tự đặt deadline cho bản thân để làm việc hiệu quả

Tự đặt deadline cho bản thân

Một công việc nếu được giao phải hoàn thành trong 3 tháng thì bạn sẽ làm nó trong 3 tháng. Nhưng nếu có sự việc bất ngờ và thời gian chỉ còn 1 tháng bạn vẫn sẽ hoàn thành nó. Bạn có từng trải qua những chuyện như vậy chưa? Đó là bởi vì khi đặt cho mình một khoảng thời gian, bản thân bạn sẽ tự nhận thức được nên phân bổ công việc như thế nào và làm với hiệu suất ra sao. Cho nên khi có điều gì cần hoàn thành hãy cho mình một deadline và cam kết tuân theo nó. Bạn có thể đặt deadline đó là thời gian bạn sẽ được tân hưởng điều mình thích để có thêm động lực.

Ví dụ: Vào lúc 8h, tại bàn làm việc, tôi sẽ viết bài báo cáo. Deadline 11h (Thời gian chiếu chương trình yêu thích). Như vậy bạn sẽ cố gắng hoàn thành công việc trước 11h để không bị lỡ mất chương trình đó.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong cách làm việc hiệu quả bằng năng lượng. Các bạn cảm nhận thế nào về phương pháp này? Hãy thử vì nếu không trải nghiệm bạn sẽ không thấy được kết quả. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng thành công!

You may also like