Kỷ luật bản thân là khả năng tự kiểm soát bản thân về tất cả mọi mặt. Kỷ luật bản thân còn là sự khước từ trước những cám dỗ nhằm đảm bảo mục đích lâu dài. Kỷ luật luôn là nền tảng cần thiết cho tất cả những thành công, chúng ta ai cũng đều biết như vậy. Nhưng đây quả là một quá trình thách thức bản thân thật sự. Vì quá trình này người mà ta cần phải đấu tranh không ai khác chính là bản thân chúng ta. Ai cũng muốn kiến tạo ra những thành công vượt bậc. Thế nhưng muốn thành công cần trải qua quá trình nỗ lực bền bỉ và đều đặn.
1.Có rất nhiều người thất bại trong cuộc đấu tranh với bản thân
Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ: Thế sự vô thường, cuộc sống vốn ngắn ngủi. Sinh ra trên đời đã là cái may mắn tại sao không lo mà tận hưởng lạc thú của nhân gian: Vi vu đó đây, tận hưởng tiệc tùng rộn rã,…Và thế là chúng ta để những thú vui hời hợt, bình thường ấy chiến thắng bản thân mình.
Dường như chúng ta đang lầm tưởng rằng tận hưởng cuộc sống chính là mặc sức mà chơi. Một giờ đọc sách sao bằng nửa giờ xem TV. Nửa giờ tập thể dục sao mà bằng năm phút nhâm nhi ly trà sữa. Có rất nhiều người trong chúng ta thất bại trong cuộc đấu tranh với chính mình. Tập thể dục nửa ngày không thể giảm cân hay dẻo dai ngay. Uống trà sữa vài ly không tăng cân tức thì. Không đọc sách một vài giờ không khiến ta tụt hậu trong hôm sau. Chính vì ta không thấy ngay những lợi ích của các thói quen tốt và cũng không thấy ngay những mặt hại của các thói quen xấu. Đấy là lý do vì sao ta khó mà khép mình vào kỷ luật.
2.Tại sao phải đưa mình vào khuôn khổ kỷ luật?
Có thể những lý do dưới đây sẽ truyền được cảm hứng để bạn kỷ luật hơn.
2.1 Vô kỷ luật mang lại nhiều tác hại
Những ai chưa giữ được kỹ luật thì khó có thể làm việc có quy củ, tổ chức. Họ không bền chí theo đuổi mục tiêu đến cùng nên thường không đạt được mục tiêu như mong muốn. Những người thiếu cam kết thường không được xem trọng và tin tưởng. Sức bền của những người này thấp đồng nghĩa khả năng chịu áp lực không cao. Vì vậy mà thường khó vượt qua được biến cố. Cho nên nếu như muốn đạt được mục tiêu đã đặt ra một cách vượt xa mong đợi. Chúng ta cần rèn luyện tính kỷ luật từng ngày.
2.2 Người biết kỷ luật bản thân có khả năng làm chủ tốt
Khi bạn đưa bản thân mình vào khuôn khổ, nề nếp. Theo đó, bạn sẽ kiểm soát được quá trình mình hành động, bạn sẽ ít cảm thấy bị trì trệ hơn. Có kỷ luật đồng nghĩa với việc giảm đi sự xao nhãng xung quanh, bạn sẽ dễ dàng tập trung và gặt hái thành công. Khi tính tự giác tăng lên, khả năng chống lại cám dỗ của bạn cũng đi theo. Điều này khiến cho bạn có thể tự chủ tốt hơn trước những thú vui vô bổ. Thêm vào đó tính kỷ luật còn khiến bạn có thể thích nghi được với mọi hoàn cảnh và cường độ công việc.
2.3 Kỷ luật thì xuất chúng
Cái giá của sự vượt trội chính là kỷ luật, cái giá của năng lực là trách nhiệm. Dù bạn có tài năng bẩm sinh như thế nào. Nhưng nếu như không chịu mài giũa thì cũng khó mà có được thành tựu. Ngược lại một người có thể không sinh ra đã là thiên tài nhưng họ chịu miệt mài trui rèn, cho dù là họ nỗ lực chỉ để tốt hơn 1% mỗi ngày thôi. Nhưng họ cũng hoàn toàn có khả năng vượt xa một người thông minh bẩm sinh nhưng thiếu đi sự cam kết.
Với những người không chịu cố gắng, qua mỗi năm, họ sẽ thụt lùi lại so với bản thân 33%. Thì mặt khác những người chịu được kỷ luật, mỗi năm họ lại tiến bộ hơn bản thân của năm trước là gần 38%. Khá là kinh ngạc đúng không. Chỉ có nỗi đau của sự kỷ luật mới đem lại sự xuất chúng trong năng lực. Vì vậy chúng ta sinh ra không cần phải thông mình hơn người khác, nhưng ta nhất định phải kỷ luật hơn họ.
2.4 Nâng cao vị trí bản thân
Khi bạn trở nên kỷ luật, mọi lời nói ra đều có tính cam kết. Mọi việc bạn làm đều đúng hẹn, có uy tín. Thì tự khắc bạn sẽ được mọi người coi trọng. Lời nói của bạn nói ra cũng có trọng lực hơn rất nhiều. Có thể người khác nói trăm không bằng bạn nói một. Sự kỷ luật giúp bạn nâng cao uy tín. Việc này sẽ rất có lợi cho bạn trong cả công việc lẫn phương diện cuộc sống. Giả sử nếu cùng cạnh tranh để nhận một dự án thì phía nào nổi tiếng có uy tín hơn sẽ dễ dàng nhận dự án hơn. Bạn sẽ thường xuyên được đảm nhận nhiều vị trí quan trọng, có lợi cho sự thăng tiến về sau.
2.5 Khả năng hoàn thành muc tiêu dài hạn nhanh hơn
Kỷ luật sẽ giúp cho bạn có thể trở thành một con người tự tin, luôn hạnh phúc và hài lòng với bản thân. Tính kỷ luất giúp bạn có thể theo đuổi những mục tiêu đến cùng mà không sợ khó khăn, trở ngại. Chính vì vậy mà bạn luôn có thể gặt hái thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn muốn dấn thân vào.
3. Những cách thức để kỷ luật hơn
3.1 Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng
Hãy hình dung ra lý do khiến bạn muốn khép mình vào kỷ luật là gì? Bạn phải có lý do đủ lớn thì mới có thể cam kết kỷ luật một cách bền bỉ được. Hãy hỏi bản thân: Mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn của bạn là gì? Hãy viết ra từng mục một, sau đó liên tưởng đến viễn cảnh khi bạn đã hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đó. Cảm giác sung sướng thế nào, hạnh phúc ra sao. Những người thân, bạn bè xung quanh bạn có phản ứng gì. Ai là người sẽ mang hoa đến chúc mừng cho bạn,…Hãy tập hình dung và nhớ lại mục tiêu của mình mỗi ngày. Việc này sẽ giúp cho bạn cảm thấy yêu thích quá trình và ít nản chí hơn.
3.2 Ứng dụng các phương pháp giúp quản lý thời gian
Chúng ta khó mà kỷ luật bản thân nếu không biết những phương pháp quản lý thời gian. Ta có thể làm việc một cách lan man, vô định và không có kế hoạch khi không biết rằng ở những khung giờ nào mình cần làm những việc gì. Hãy dành thời gian và cặt đặt lệnh làm việc cho bộ não của bạn. Nó sẽ chạy một cách hanh thông và tăng năng suất của bạn lên cực kỳ cao.
Hãy thử áp dụng quy luật 80/20 để sắp xếp việc nào là quan trọng, cần ưu tiên cho ngày mới của bạn. Hoặc bạn có thể thử các phương pháp như quả cà chua, phương pháp 4D, Phương pháp 40-20-30-10,…Bạn có thể lựa chọn bất kỳ phương pháp nào. Miễn là bạn có thể tận dụng chúng để tối ưu chất lượng thời gian của mình.
3.3 Tham gia những cộng đồng phát triển bản thân
Chúng ta thường sẽ cam kết hơn khi có người theo sát. Chính vì vậy tham gia vào những cộng đồng phát triển bản thân. Nơi có những quy định chung và có nhiều người đồng hành, quan sát. Điều này sẽ giúp cho chúng ta có thể rèn luyện tính kỷ luật. Khi bạn có nhiều người cùng đồng hành cùng sẽ làm giảm bớt cảm giác nhàm chán. Thậm chí nó còn giúp cho bạn trở nên nghiêm túc và thích thú hơn đấy.
3.4 Thư giãn
Kỷ luật không có nghĩa là bạn chèn ép, gây áp lực cho bản thân mình. Hãy nhớ rằng nếu dây lỏng quá diều không thể bay cao, nhưng nếu căng quá diều sẽ lạc. Trong thực tế việc rèn luyện tính kỷ luật không hề dễ dàng. Vì thế nếu làm được hãy tự trao thưởng chính mình một món quà đích đáng. Nếu bạn quá cứng nhắc có thể khiến bản thân dễ bị áp lực và sinh ra nhàm chán, bỏ cuộc. Vậy nên hãy kỷ luật bản thân một cách hợp lý và hài hoà nhất có thể. Rồi bạn sẽ bất ngờ nhận ra rằng bạn đang dần thoát khỏi những thói quen xấu từ lúc nào mà không hay.
Nếu ví những thói quen xấu là những con sóng nhấn chìm chúng ta xuống dòng sông của sự tầm thường. Thì kỷ luật chính là chiếc phao cứu chúng ta ra khỏi. Vì vậy nếu muốn thành công hãy tự kỷ luật bản thân. Chỉ có kỷ luật mới giúp chúng ta trở nên xuất chúng. Nếu muốn làm chủ cuộc đời không còn cách nào khác là phải tự kỷ luật. Vì nếu ngay cả bản thân mà bạn còn chưa thể quản lý được thì làm sao làm chủ cả cuộc đời.