Chúng ta thường nói đến vấn đề chán việc với thái độ tiêu cực như các hậu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên việc gì cũng có tính hai mặt và vấn đề chán việc cũng thế. Vậy thì hôm nay các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này để biết 4 lợi ích bất ngờ khi chán việc bạn nhé!
1. Chán việc cho bạn thời gian nghỉ ngơi
Chán việc có thể là cảm giác mang lại khi bạn làm việc quá nhiều quên cả nghỉ ngơi. Vì thế đây có thể là “thông điệp vũ trụ” gửi đến bạn để có thời gian thư giãn và phục hồi năng lượng. Thật ra khi chúng ta có nguồn hứng khởi làm việc cũng như ta đang thích một món ăn vậy. Nếu cứ vì thích mà ăn hoài ăn mãi thì cũng sẽ có lúc ta cảm thấy chán. Vì thế ta nên có cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi riêng sau khi làm. Để tâm trí ta được thả lỏng từ đó cũng nâng cao năng suất hơn.
Nhiều quan điểm cho rằng những người thành công không nghỉ ngơi. Họ làm việc cả ngày và chỉ ngủ 4 tiếng. Và như thế chúng ta cũng phải thúc ép bản thân mình làm việc như họ. Nhưng khi càng làm vậy chỉ càng làm cho bạn chán ghét việc bạn đang làm. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn và nghỉ ngơi khi cần nghỉ ngơi.
2. Xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của bản thân

Xác định lại mục tiêu bản thân
Khi có cảm giác chán việc, hãy dành thời gian suy nghĩ lại xem đây có phải là công việc bạn yêu thích làm hay không. Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng:
- Mục đích nghề nghiệp của bạn trong thời gian tới là gì?
- Công việc bạn đang làm có thỏa mãn những mong muốn c bạn chưa?
- Mỗi ngày được làm việc này bạn có thấy hạnh phúc không?
- Bạn có cảm thấy giá trị bản thân trong công việc đó?
- Lý do tại sao bạn muốn làm công việc này?
- Công việc mà bạn cho là lí tưởng của bạn có phải là việc bạn đang làm hay không?
Khi trả lời được các câu hỏi này, chắc bạn cũng đã có câu trả lời cho bản thân mình.
3. Cân bằng công việc và cuộc sống

Cân bằng công việc và cuộc sống
Một trong những yếu tố gây chán nản trong công việc có thể kể đến là do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Từ cuộc sống gia đình, các mối quan hệ xã hội khác,… Đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần dành thời gian để giải quyết các khía cạnh khác ngoài công việc để đạt được sự cân bằng.
Để làm có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bạn cần phải định nghĩa rõ sự cân bằng mà bạn muốn là gì. Hãy chấp nhận rằng không có sự cân bằng hoàn hảo. Sư cân bằng ở đây chỉ mang tính tương đối. Vì vậy hãy cố gắng hoàn thành tốt công việc mà vẫn còn năng lượng và thời gian cho cuộc sống cá nhân. Sau đây là một số gợi ý để bạn có cuộc sống cân bằng hơn:
- Đặt mục tiêu và sự ưu tiên: Hãy biết đâu là điều quan trọng nhất đối với cuộc sống của bạn. Như vậy bạn sẽ có sự phân bổ thời gian và nguồn lực phù hợp hơn.
- Đừng ngần ngại ngắt kết nối: Nếu bạn cần thời gian tập trung vào những việc khác hay chỉ đơn giản là thư giãn. Đừng ngại ngắt kết nối internet hay thâm chí tránh xa các thiết bị công nghệ nếu cần thiết.
- Có ít nhất một kỳ nghỉ dài dài ngày trong một năm: Đây là lúc bạn có thể hoàn toàn thư giãn và khôi phục năng lượng.
- Phân chia không gian làm việc: Hãy rõ ràng đâu là nơi xử lý công việc, đâu là nơi cho những việc cá nhân
4. Làm mới bản thân khi chán việc

Làm mới bản thân
Khi chúng ta biết rằng do niềm tin bản thân yếu kém làm chúng ta cảm thấy chán nản trông công việc. Chúng ta sẽ thay đổi và làm mới bản thân mình để bắt kịp với nhịp độ công việc đó. Đó có thể là xây dựng lại niềm tin đúng đắn về bản thân. Hay học thêm những kiến thức kỹ năng mới.
Hoặc trong trường hợp khác, khi chúng ta nhận ra rằng việc hiện tại không phù hợp với mình. Ta sẽ học thêm và phát triển khả năng bản thân để thử sức ở công việc mới. Khi đó ta không những làm mới tri thức, kỹ năng mà còn là cách tư duy suy nghĩ và tác phong làm việc. Làm mới bản thân trong môi trường mới mẻ hơn cũng là một trải nghiệm tuyệt vời.
Chung quy lại, ở lựa chọn nào ta đều có thể làm mới và hoàn thiện bản thân của mình hơn.
Như vậy ,bên cạnh những khó khăn mà cảm giác chán việc mang lại, cũng là những cơ hội. Đó là lúc ta có thời gian nghỉ ngơi và nhìn lại. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng bạn nhận được nhiều giá trị bổ ích.